Các dịch vụ kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động

- Tư vấn  kỹ thuật an toàn

- Tư vấn về các kỹ thuật vệ sinh

- Kiểm định  kỹ thuật an toàn

- Kiểm  định chất  lượng hàng hoá

Dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ người lao động

- Các dịch vụ y tế

- Các dịch vụ khám, chữa bệnh nghề nghiệp 

 Dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng

An toàn lao động

An toàn lao động

 Các dịch vụ huấn luyện đã theo hướng xã hội hoá, có sự tham dự của các cơ sở, tổ chức có chức năng huấn luyện ATVSLĐ và của các ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất; Qui định chuẩn hoá giảng viên, huấn luyện viên cho các lớp huấn luyện phải là người có kinh nghiệm, được bồi dưỡng về ATVSLĐ; Chuẩn hoá về hình thức và thời lượng huấn luyện.

 Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân ở Việt Nam là 5,88. Cán bộ y tế tuyến xã được tiêu chuẩn hoá và được đào tạo các ngạch, bậc theo quy định của nhà nước. Cả nước có 96.604/116.359 (khoảng 83%) thôn bản có nhân viên y tế hoạt động

 Hệ thống bệnh viện gồm trên 1000 cơ sở, 130.000 giường bệnh , trong đó mạng l¬¬ưới các đơn vị phục hồi chức năng (PHCN) hình thành và phát triển trên toàn quốc với 36 bệnh viện và 27 cơ sở Điều d¬ưỡng - PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 92% bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có khoa Vật lý trị liệu – PHCN

 Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương góp phần chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, làm giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng

 Bộ Y tế cũng đang củng cố mạng lưới phục hồi chức năng theo tuyến trên toàn quốc như sau: 

· Tuyến xã: Trạm Y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.

· Tuyến huyện: Có phân công cán bộ chuyên trách công tác PHCN, khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu – PHCN ở bệnh viện đa khoa huyện.

· Tuyến tỉnh: Khuyến khích các bệnh viện chuyên khoa thành lập khoa Vật lý trị liệu – PHCN. Khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập bệnh viện Điều dưỡng – PHCN.

· Tuyến trung ương: bệnh viện Điều dưỡng - PHCN trung ương phát huy tốt vai trò chỉ đạo tuyến, góp phần thúc đẩy công tác PHCN phát triển.

· Tăng cường đầu t¬ư trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng, các bệnh viện từng bước mua sắm đủ các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa PHCN; xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp các cơ sở PHCN trên toàn quốc, chú trọng phát triển các kỹ thuật PHCN, tránh coi trọng đầu tư vào nghỉ dưỡng mà giảm đi các hoạt động PHCN.

· Đẩy mạnh công tác đào tạo về PHCN, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y khoa trong cả nước cần quan tâm đào tạo chuyên ngành PHCN, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ chuyên khoa PHCN, kỹ thuật viên PHCN. 

· Các bệnh viện Điều d¬ưỡng – PHCN, các khoa Vật lý trị liệu - PHCN của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đào tạo liên tục và làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phát triển chuyên ngành PHCN.

· Các Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan ở địa phương để xây dựng dự án PHCN dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 đảm bảo tính bền vững của công tác PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương.

Dịch vụ bảo hiểm

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả cho người bị TNLĐ hoặc BNN:  tiền trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng cho người bị TNLĐ hoặc BNN theo mức độ suy giảm khả năng lao động; tiền tuất định kỳ hoặc hàng tháng cho thân nhân của người chết do TNLĐ hoặc BNN; phụ cấp phục vụ; trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt.
Người sử dụng lao động phải chi cho người bị TNLĐ hoặc BNN về chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị, bồi thường một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động. 
- Cơ chế chi trả còn cứng nhắc, thủ tục phức tạp gây khó khăn, mất thời gian cho doanh nghiệp và người bị TNLĐ hoặc BNN;
- Chưa có sự chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp;
- Cơ chế hiện hành bó buộc người sử dụng lao động;
- Người sử dụng lao động nhiều khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bồi thường cho người lao động bị TNLĐ- BNN.
- Chưa thực hiện được vai trò đầu tư trở lại để cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động, phòng chống TNLĐ, BNN;
- Chưa thiết lập được các dịch vụ phục hồi chức năng, đào tạo nghề mới phù hợp với sức khoẻ để hỗ trợ cho người bị TNLĐ hoặc BNN có khả năng kiếm sống.

Giấy phép lao động theo quy định là loại giấy tờ pháp lý căn cứ theo Bộ luật lao động của Việt Nam cho phép người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, lâu dài và hợp pháp. Các giấy tờ trong hồ sơ cần được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để dịch thuật hồ sơ qua website: Công ty dịch thuật Hà Nội - Việt Uy Tín.