Tôi đang làm việc tại một công ty Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam, bây giờ phía công ty mẹ ở Hàn Quốc muốn cử một người lao động sang Việt Nam để hỗ trợ công việc trong 10 tháng. Lương, thưởng và phụ cấp đều do công ty Hàn Quốc chi trả. Tôi muốn hỏi trường hợp này có cần phải xin giấy phép lao động hay không? Và có thì tôi cần phải có những loại giấy tờ gì khi xin giấy phép lao động? Xin anh, chị tư vấn giúp.
Xem thêm: Hỏi Đáp Về Việc Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài
Hiện nay tại xã Vĩnh Tân Huyện Tuy Phong đang tiến hành thi công nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 4 với hàng ngàn lao động trong nước và nước ngoài tham gia làm việc. Tuy nhiên nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây hiện nay vẫn chưa có giấy phép lao động.
Xem thêm: Nhiều Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Trái Phép Tại Vĩnh Tân
Ở Tân Vạn xuất hiện tình trạng làm việc chui của lao động Trung Quốc, họ công tác tại Bình Thuận nhưng lại cư trú tại Ninh Thuận, bằng cách này mà họ có thể lách luật dễ dàng.
Hiện nay các lao động nước ngoài đã bắt đầu quay lại làm việc tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân(thuộc xã Vĩnh Tân, Huyện Tuy Phong, Bình Thuận), phần lớn những người lao động này là người Trung Quốc và số lượng quay lại dự kiến tăng hơn gấp rưỡi so với năm trước nhưng hơn một nữa trong số này chưa được cấp giấy phép lao động.
Xem thêm: Cảnh Báo Về Việc Người Trung Quốc Làm Việc Chui ở Việt Nam
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 22/2010/TT- BXD ban hành những quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Theo đó, kể từ ngày 16/01/2011, người lao động trên công trường có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không bảo đảm an toàn sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường
Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố, nhà thầu phải bằng mọi biện pháp sơ, cấp cứu người bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế để xử lý. Chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan phải báo cáo kịp thời với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo quy định để xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Xem thêm: Người lao động có quyền từ chối công việc nguy hiểm
Năm 2013 có tất cả 6695 vụ tai nạn lao động trong cả nước, con số được Cục an toàn Lao động Bộ LĐTB-XH công bố.
Theo đó, tai nạn lao động đã làm 627 người chết, hơn 6000 người bị thương, gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 72 tỷ đồng.
So với năm 2012, mặc dù số vụ tai nạn lao động giảm 81 vụ (giảm 1,2%), tổng số nạn nhân giảm 80 người (giảm 1,2%) nhưng số vụ tai nạn lao động chết người tăng 10 vụ (tăng 1,8%) và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%). Đặc biệt là số vụ có 2 người bị thương nặng trở lên và số nạn nhân là lao động nữ tăng lần lượt là 55, 8% và 19%. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là hơn 153 nghìn ngày.
Xem thêm: Cả nước xảy ra hơn 6000 vụ tai nạn lao động trong năm 2013