Theo nghị định số 11/2016/ND-CP ban hành ngày 03/02/2016 qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài cụ thể như sau:

Nhu cầu sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài của các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất là rất lớn, đặc biệt là công nhân người Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á sang làm các công việc như sửa chữa máy móc, công nhân xây dựng tại công trường, thợ may… Nhưng để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì những lao động phổ thông này có được yêu cầu cấp giấp phép lao động hay không? đó là câu hỏi của rất nhiều người sử dụng lao động hiện nay.

Work permit chính là giấy phép lao động, một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trong giấy phép được ghi rõ tên tổ chức doanh nghiệp, địa chỉ, vị trí công việc đảm trách, chức danh, trình độ chuyên môn, thời hạn của giấy phép lao động (tối đa 02 năm)…

Nếu người nước ngoài đã có giấy phép lao động nhưng muốn thay đổi công việc (ví dụ: người sử dụng lao động và / hoặc vị trí làm việc và / hoặc công việc khác), thì vẫn phải xin giấy phép lao động mới. 

Người lao động nước ngoài làm việc trên 3 tháng trở lên tại tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép lao động và ký hợp đồng lao động.

Sau khi được cấp giấy phép lao động, các công ty, doanh nghiệp thường nghĩ rằng vậy là đã xong thủ tục pháp lý và người lao động được quyền làm việc tại Việt Nam hợp pháp nhưng thực ra vẫn chưa đủ vì doanh nghiệp còn phải tiến hành khai báo thông tin liên quan tới người lao động cho Sở lao động – thương binh- xã hội, ký hợp đồng lao động, khai thuế, đóng thuế và quản lý giấy phép lao động một cách cẩn thận.

Căn cứ thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành & Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Trước khi tuyển người lao động nước ngoài, trách nhiệm của nhà thầu là kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài cần huy động để thực hiện gói thầu tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

 

Thông Tin Liên Quan