Hiện nay tại xã Vĩnh Tân Huyện Tuy Phong đang tiến hành thi công nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 4 với hàng ngàn lao động trong nước và nước ngoài tham gia làm việc. Tuy nhiên nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây hiện nay vẫn chưa có giấy phép lao động.

 Vào ngày 18/6/2015 dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được chính thức khởi công và được đầu tư theo dạng BOT, trong đó Tập đoàn Lưới điện Phương Nam Trung Quốc có vốn đầu tư chiếm 95% trong tổng số vốn đầu tư, tổng thầu chính là Công ty Điện lực Quảng Đông (Trung Quốc) và liên doanh tổng thầu của Viện Nghiên cứu thiết kế điện lực Quảng ĐôngCác công việc chính ở đây là hoàn thiện mặt bằng chính của nhà máy, xây dựng cơ bản, xử lý nền móng cho hệ thống của ống khói… 

 

nhieu-lao-dong-nuoc-ngoai-chua-co-giay-phep-lao-dong-tai-vinh-tan

 

Công trình thi công Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1

 

Theo thống kê tính đến tháng 3 năm 2016, có gần 300 người là người nước ngoài trong tổng số người làm việc tại dự án này là 942 người, tuy nhiên trong số đó chỉ có 157 người có giấy phép lao động, những người còn lại đang được hoàn thiện hồ sơ để xin giấy phép theo quy định bởi đại diện của Công ty Guangdong Electric Power Design institute.

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự Tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, đây chính là dự án do Công ty Doosan Heavy Industries & Construction Co., Ltd làm tổng thầu. Số lao động nước ngoài làm việc tại công ty là 85 lao động chưa kể các lao động nước ngoài từ các nhà thầu phụ. Trong đó 77 lao động chưa có giấy phép lao độngNhững lao động này được điều chuyển vào làm việc tại Bình Thuận và trước đó đều đã được cấp giấy phép lao động tại một địa phương khác ở Việt Nam (chủ yếu là ở Quảng Ngãi), do vậy chưa kịp xin giấy phép lao động tại địa phương.

 

nguoi-lao-dong-trung-quoc

 

Người lao động làm việc ở nhà máy Vĩnh Tân

 

Theo quy định của Chính Phủ quy định một số điều về lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam: Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động ít nhất 15 ngày.

 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động sẽ nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động khi người lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.